Xuất khẩu Việt Nam - Từ đầu năm đến nay chịu tác động lớn do bùng dịch COVID-19, ảnh hưởng toàn bộ chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, 9 tháng qua với sự nỗ lực của cả hệ thống, đà tăng trưởng hoạt động xuất khẩu vẫn được ghi nhận là tăng hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Theo các chuyên gia nhận định, xuất và cả nhập khẩu hàng hoá từ đây đến cuối năm có cả thuận lợi và thách thức đan xen, nhất là phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh.
XUẤT KHẨU VIỆT NAM - ĐỐI MẶT VỚI THÁCH THỨC
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám Đốc Tổng Công ty May 10, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ngành dệt may, chia sẻ rằng : 2 tháng qua, May 10 phải thực hiện báo cáo về tỷ lệ vaccine cho người lao động. Bởi lẽ, nếu tỷ lệ được tiêm cao, đối tác sẽ đặt hàng đến quý 4/2021, thậm chí cả quý 1 và 2 năm 2022, còn không sẽ chấm dứt hợp đồng.
Nhiều doanh nghiệp thì chật vật đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết các khách hàng đã thông báo hủy đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay đối với những hợp đồng đã ký.
Hàng hóa cần được bán theo mùa, khách hàng không thể tiếp tục chờ đợi.
Nhà sản xuất cũng đã mua nguyên vật liệu sản xuất với chi phí lên hàng nghìn tỷ đồng.
ĐỒNG LÒNG VƯỢT KHÓ - XUẤT KHẨU VẪN TĂNG CAO
Đối mặt với những thách thức, khó khăn tứ bề, sự đồng lòng của cả hệ thống đã cho thấy kết quả tích cực,tính đến hết quý 3, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) ông Trần Thanh Hải, kể từ tháng Tám đến nay nhưng tháng Chín, tuy xuất khẩu hàng hóa đang có dấu hiệu chững lại, mức suy giảm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức thấp hơn nên tính chung 9 tháng, xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng cao.
ĐẢM BẢO CHỐNG DỊCH - DOANH NGHIỆP TĂNG TỐC PHỤC HỒI SẢN XUẤT
Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng nhận định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình hình dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bởi giao thông vận tải, logistics chưa bình thường trở lại. Các doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục hoạt động trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch, đáp ứng điều kiện sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến.”
Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa lại từng bước là tín hiệu tích cực giúp doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất kinh doanh, các địa phương lân cận có thể đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, thị trường hiện nay về cơ bản không có biến động gì do sức mua của thị trường thế giới ổn định, thậm chí có sự tăng nhẹ khi các nước đang tích cực nhập hàng cho mùa mua sắm cuối năm.
Vì thế, doanh nghiệp nên trở lại sản xuất sớm, duy trì dòng tiền để trang trải chi phí, tiếp nhận người lao động trở lại làm việc và chạy đua để hoàn thành các đơn hàng bị chậm muộn, giữ chân được khách hàng để có hợp đồng mới. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu Việt Nam sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới.
- MAERSK VIỆT NAM - 30 NĂM GHI DẤU TRÊN BẢN ĐỒ LOGISTICS QUỐC TẾ (01.11.2021)
- NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO - YẾU TỐ THÚC ĐẨY LOGISTIC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (31.10.2021)
- TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ - QUY ĐỊNH UKVFTA ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ TỪ VƯƠNG QUỐC ANH VÀ VIỆT NAM (30.10.2021)
- LOGISTICS ĐƯỜNG BIỂN - ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG XUẤT SIÊU NGÀY CÀNG TĂNG (29.10.2021)
- THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CÙNG SÓNG BƯỚC VỚI NGÀNH LOGISTICS (28.10.2021)
- LƯU THÔNG HÀNG HOÁ - DUY TRÌ ỔN ĐỊNH TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID - 19 (27.10.2021)
- XUẤT KHẨU THUỶ SẢN, TRÁI CÂY - DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC (26.10.2021)
- HẢI QUAN SỐ VÀ MÔ HÌNH HẢI QUAN THÔNG MINH (25.10.2021)
- HIỆP HỘI LOGISTICS TP HỒ CHÍ MINH - CẦU NỐI CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN QUỐC (24.10.2021)
- CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LOGISTICS VIỆT NAM VƯƠN LÊN VỊ TRÍ THỨ BA ASEAN (23.10.2021)