Thời gian qua, xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam nói chung và Xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng như Cơ quan Quản lý Nhà nước đã đặt biệt quan tâm, đề ra những giải pháp cụ thể để hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO TĂNG
- Có thể thấy trong đại dịch Covid-19, mặc dù lượng giảm so với cùng kỳ năm 2020, nhưng Kim ngạch XK gạo thời gian gần đây tăng. Đây là dấu hiệu tích cực, có lợi cho bà con nông dân trồng lúa.
- Bên cạnh đó, mức giá xuất khẩu bình quân hiện nay so sánh với giá xuất khẩu bình quân thóc kế hoạch vụ mùa 2020 - 2021, đảm bảo cho người nông dân có lãi.
- Hướng đến các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, các doanh nghiệp XK gạo nước ta đã, đang và sẽ chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam.
- Không dừng lại ở đó, nhiều hiệp định thương mại mang tầm chiến lược đã được Việt Nam ta kí kết với nhiều quốc gia, khu vực giúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá cao hơn và gia tăng giá trị xuất khẩu gạo.
BỘ CÔNG THƯƠNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TĂNG TRƯỞNG
- Để hoạt động XK gạo tăng trưởng hơn nữa, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ chủ trì, phối hợp cùng các cấp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội thị trường.
- Cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan chủ trì về sản xuất, Bộ Công hương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tập trung triển khai đồng bộ các giải phảp tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao cả về giá trị và chất lượng, tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG PHỐI HỢP CÙNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
- Bên cạnh sự hỗ trợ quyết liệt từ các cấp quản lý Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực, nguồn hàng, sức cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.
- Cụ thể là xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, bài bản, phù hợp các quy định về truy xuất nguồn gốc cũng như xây dựng và bảo vệ thương hiệu để có thể duy trì xuất khẩu bền vững, đa dạng hoá trên thị trường.
- Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng và đề ra các biện pháp đối phó kịp vời với các vụ kiện về phòng vệ thương mại bằng cách cập nhập tình hình giá cả, thị trường, chính sách trong giao thương, nâng cao năng lực.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Logistics tiềm năng của tương lai (19.09.2017)
- Kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu (19.09.2017)
- Quy hoạch hệ thống logistics (19.09.2017)
- Tại sao bạn nên mua gỗ thông củ nhập khẩu (19.09.2017)
- Quy chế hoạt động (19.09.2017)