Kinh tế Việt Nam ngày càng hoà nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, trong những năm gần đây đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực cho thấy sự chuyển dịch từ Nhập siêu sang xuất siêu. Tuy nhiên, để có thể đón đầu xu hướng xuất siêu trong tương lai ngày càng tăng, Logistics đường biển cần phải được nhìn nhận rõ những hạn chế hiện có và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời.
LOGISTICS ĐƯỜNG BIỂN - GIÀNH LẠI THỊ PHẦN CỦA ĐỘI TÀU VIỆT NAM
Theo các chuyên gia kinh tế, đến năm 2020, Đội tàu Việt Nam có thị phần ước tính chỉ còn 5%, hàng hoá xuất nhập khẩu phụ thuộc đến 95% vào 40 hãng tàu nước ngoài. Do đó, Doanh nghiệp xuất khẩu nước ta không có nhiều lựa chọn, phải chấp nhận chi phí cũng như điều kiện do hãng tàu nước ngoài quy định.
Thời gian gần đây đã ghi nhận sự tăng lên liên tục của giá cước vận tải biển cùng với phụ phí khiến cho các doanh nghiệp khó khăn lại càng khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Giải pháp được đưa ra đó là xây dựng nhà máy sản xuất container, nâng cao khả năng chủ động nguồn container, giảm thiểu sự lệ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài và giành lại thị phần của đội tàu Việt Nam. Bên cạnh đó, cần kết hợp từng bước đầu tư xây dựng đội vận tải biển mạnh hơn.
THỰC TRẠNG ĐỘI TÀU VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
Các chuyên gia cho biết, hiện nay đội tàu vận tải biển của nước ta chỉ đảm bảo được các tuyến ngắn đi nội Á, chuyến xa nhất mới chỉ đến được Australia, chưa đủ năng lực tham gia tuyến dài. Đội tàu trong nước với nguồn vốn hạn chế, chỉ có thể đầu tư những tàu có trọng tải nhỏ, sức chở trung bình khoảng 800TEU, tàu lớn nhất gần 1.800TEU. Trong khi đó, đội tàu nước ngoài với hành trình khép kín giữa các châu lục ngày càng được nâng cao tải trọng, có tàu có sức chở trên 20.000TEU.
Theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ban hành mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu xây dựng, phát triển đội tàu biển quốc tế Việt Nam nhằm giảm chi phí, nâng cao tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ nghiên cứu, tham mưu các giải pháp cụ thể. Trong đó, có việc tạo điều kiện thông thoáng để chủ tàu Việt Nam có thể mua ngay. Hoặc, sau khi mua có thể bán ngay để “chớp” lấy cơ hội mua tàu có hiệu quả khai thác tốt hơn.
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ DỊCH VỤ TÀU BIỂN
Ông Hoàng Hồng Giang cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang cho rà soát, bổ sung các quy định để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hãng tàu container hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đề ra các giải pháp nâng cao quản lý giá dịch vụ; trong đó, có việc đề nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về giá cước và các loại phụ phí thu ngoài giá cước mà hãng tàu thu đối với chủ hàng nhập nhập khẩu tại cảng Việt Nam.
Đồng thời, sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành về xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp không thực hiện kê khai, niêm yết giá theo hướng tăng mức xử phạt.
- MAERSK VIỆT NAM - 30 NĂM GHI DẤU TRÊN BẢN ĐỒ LOGISTICS QUỐC TẾ (01.11.2021)
- NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO - YẾU TỐ THÚC ĐẨY LOGISTIC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (31.10.2021)
- TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ - QUY ĐỊNH UKVFTA ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ TỪ VƯƠNG QUỐC ANH VÀ VIỆT NAM (30.10.2021)
- THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CÙNG SÓNG BƯỚC VỚI NGÀNH LOGISTICS (28.10.2021)
- LƯU THÔNG HÀNG HOÁ - DUY TRÌ ỔN ĐỊNH TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID - 19 (27.10.2021)
- XUẤT KHẨU THUỶ SẢN, TRÁI CÂY - DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC (26.10.2021)
- HẢI QUAN SỐ VÀ MÔ HÌNH HẢI QUAN THÔNG MINH (25.10.2021)
- HIỆP HỘI LOGISTICS TP HỒ CHÍ MINH - CẦU NỐI CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN QUỐC (24.10.2021)
- CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LOGISTICS VIỆT NAM VƯƠN LÊN VỊ TRÍ THỨ BA ASEAN (23.10.2021)
- XUẤT KHẨU VIỆT NAM - VƯỢT KHÓ TĂNG TỐC VỀ ĐÍCH (22.10.2021)